Thể thao biểu diễn
Một môn thể thao biểu diễn là môn thể thao được thi đấu với mục đích tự quảng bá, thường được đưa vào chương trình Thế vận hội và một số sự kiện thể thao khác.
Thể thao biểu diễn lần đầu xuất hiện tại Thế vận hội Mùa hè 1912, khi Thụy Điển quyết định đưa glima, môn vật truyền thống của Iceland, vào chương trình đại hội, nhưng không tính thành tích của môn vào thành tích thi đấu chính thức. Hầu hết các ban tổ chức sau đó đề quyết định bao gồm một môn tại mỗi kỳ đại hội, thường là một môn đặc trưng hoặc phổ biến của nước chủ nhà, như bóng chày tại Thế vận hội Los Angeles 1984 và taekwondo tại Thế vận hội Seoul 1988. Từ năm 1912 tới 1992, chỉ có hai kỳ Thế vận hội không có môn biểu diễn. Một số môn sau này đạt đủ điều kiện để trở thành môn chính thức ở các kỳ Thế vận hội sau. Thông thường, huy chương dành cho môn thể thao biểu diễn có kích cỡ nhỏ hơn so với huy chương môn chính thức và không được tính vào thành tích của đoàn thể thao.
Các môn thể thao biểu diễn bị loại vào Thế vận hội Mùa hè 1992, do chương trình Olympic ngày một dày thêm và gây khó khăn cho ban tổ chức để có thể thu hút sự chú ý cho môn biểu diễn, do IOC yêu cầu đối xử công bằng với tất cả các môn.[1] Tuy nhiên Ủy ban Olympic Bắc Kinh vẫn nhận được sự chấp thuận của IOC để được đưa wushu vào Thế vận hội Mùa hè 2008.[2][3][4]
Từ Thế vận hội Mùa hè 1984 tới Thế vận hội Mùa hè 2004, hai nội dung Paralympic (nội dung đua xe lăn của nam và nữ) được đưa vào chương trình điền kinh của mỗi kỳ Thế vận hội. Các nội dung này được nhiều người coi là môn biểu diễn nhưng thực tế được sử dụng để quảng bá Thế vận hội dành cho người khuyết tật. Các nội dung của người khuyết tật cũng được cho vào môn trượt tuyết đổ đèo và Bắc Âu (chỉ có năm 1988) Thế vận hội Mùa đông vào năm 1984 và 1988.
Thế vận hội Mùa hè
[sửa | sửa mã nguồn]- 1 Mặc dù các môn thể thao biểu diễn chỉ "chính thức" được đưa vào từ năm 1912, tại các kỳ Olympic đầu tiên một số cuộc thi đấu được tổ chức đồng thời với các môn của đại hội, và ngày nay được công nhận là "không chính thức" hoặc cũng là các môn biểu diễn.[5]
- 2 Loại khỏi chương trình TVH sau năm 2008.
- 3 Có mặt trong chương trình năm 1936.
- 4 Có mặt trong chương trình từ 1896 tới 1924.
- 5 IOC cho phép môn wushu diễn ra song song nhưng không phải môn biểu diễn chính thức.
- 6 IOC cho phép môn eSports diễn ra song song nhưng không phải môn biểu diễn chính thức.
Thế vận hội Mùa đông
[sửa | sửa mã nguồn]- 5 Có trong chương trình năm 1924, và vào năm 2002 IOC công nhận là nội dung Olympic chính thức.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Olympic Games Medals, Results, Sports, Athletes | Medailles, Resultats, Sports et Athletes des Jeux Olympiques”. Olympic.org. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2014.
- ^ “Wushu to be part of Beijing Olympic Games - Culture News - News Brief”. Newsgd. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2014.
- ^ “Xinhua - English”. News.xinhuanet.com. ngày 16 tháng 10 năm 2005. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2014.
- ^ “Wushu Tournament Beijing 2008 to begin August 21”. 2008 Olympic Games. ngày 5 tháng 8 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2016.
- ^ “Olympic Games Medallists - Other Sports”. Gbrathletics.com. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2014.
- ^ http://www.philly.com/philly/sports/olympics/20140219_These__sports__really_appeared_in_the_Olympics.html